CFRR– Một quán cà phê đặc biệt ở Thái Lan thu hút sự chú ý nhờ sự hòa trộn giữa kiến trúc và thiên nhiên giúp tăng hương vị cho ly cà phê thượng hạng.
Tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), có một địa điểm bình yên, ẩn sau những bức tường trắng, như thể tách mình ra khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố. Khung cảnh xanh mướt của nơi này tạo cho mọi người cảm giác thú vị khi thưởng thức cà phê.
Thiết kế tập trung vào trải nghiệm uống cà phê
NaNa Coffee Roasters ra đời từ ý tưởng của Khun Warong Chalanuchpong, là một trong số ít những người có chứng chỉ Q về đánh giá cảm quan cà phê nhân ở Thái Lan. Mục đích của quán cà phê này là thiết kế kiến trúc và cảnh quan phải góp phần nâng cao trải nghiệm thưởng thức cà phê trở nên tinh tế hơn.
Điểm hấp dẫn của NaNa Coffee Roasters, chi nhánh Bangna, là cách nhấn mạnh vào không gian của từng tách cà phê để làm cho nó ngon hơn nữa thông qua việc sử dụng kiến trúc và phối hợp cảnh quan. Dự án được thực hiện bởi IDIN Architects kết hợp cùng với TROP: terrains + open space. Không gian quán rộng rãi và thoáng đãng với diện tích 185m2.
Quán nằm trên trục đường chính, đường Bangna-Trad, không khó để tìm và rất thuận tiện cho việc đi lại. Nhìn từ xa, NaNa Coffee Roasters mang đến cảm giác như một ngôi nhà kính theo phong cách tối giản, sự kết hợp hoàn hảo giữa khu vườn xanh và đá trắng, giúp bạn dễ dàng chụp được bức ảnh đẹp và ấn tượng.
Bắt đầu từ một ngôi nhà cũ trong khuôn viên
Từ một nhà hàng hải sản Ob-uan Mahachai Bangna, để biến khu vực này thành ngôi nhà mới cho NaNa Coffee Roasters với thời gian xây dựng hạn chế chỉ trong 4 tháng, các nhà thiết kế đã chọn giữ lại một trong những căn nhà ban đầu, đồng thời vẫn bảo tồn những cây lâu năm gốc lớn như cây thủy tinh và cây đa Khun Pok. Để rồi, khi dạo bước vào con đường bên trong, bạn sẽ nhận ra một khoảng sân ấm cúng, yên bình và giản dị.
Cấu trúc ban đầu đã được tân trang lại để trở thành một phần của Slow Bar, góc pha cà phê mang đến sự riêng tư hơn những địa điểm khác. Ở phía trước, nhóm thiết kế đã liên kết ngôi nhà cũ với các cấu trúc mới, được xây dựng thành ba phần và được xen kẽ bằng những cây xanh. Chức năng bên trong phục vụ như một Speed Bar cũng như không gian nhâm nhi cà phê.
Khu vực này thích hợp cho những người đến mua mang đi hoặc chỉ đơn giản là thưởng thức cà phê. Mỗi chỗ ngồi đều có quan cảnh nửa trong nhà và nửa ngoài trời, khiến bạn cảm thấy như đang ở trong một khu vườn.
Việc bố trí xen kẽ việc cây cối và sỏi đá cùng với đồ nội thất, khiến việc phân biệt giữa nội thất và ngoại thất trở nên dễ bị nhầm lẫn. Chính vì thế, việc pha trộn này là một sự bổ sung tuyệt vời cho trải nghiệm nếm cà phê của các thực khách.
Thiết kế nâng cao sự tinh tế của trải nghiệm uống cà phê
Ngay khi bước vào, bạn sẽ thấy một căn nhà màu trắng. Nhìn vào, gần như không thể phân biệt được rằng căn nhà thực sự được thiết kế để chen vào khu vườn, hay khu vườn đã được đưa vào trong căn nhà?
Màu trắng là màu sắc chủ đạo được các kiến trúc sư sử dụng để làm nổi bật bóng râm của lá và cây tạo nên cấu trúc, cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, bên trong, các bức tường được gia cố để trở nên gợn sóng hơn bằng cách sử dụng các tấm thép có thể uốn cong và tạo thành giá đỡ cho khu vực pha chế.
Phần lớn các chỗ ngồi đều hướng ra vườn và có khoảng cách nhất định với nhau, để khách có thể vừa thưởng thức đồ uống vừa ngắm cảnh. Khi không sử dụng, quầy bar tự nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật cho quán. Mỗi chiếc ly đều được sơn hoa văn sương trắng dần từ dưới lên để tạo nên sự đồng nhất với kiến trúc thiết kế. Trần nhà bằng thép không gỉ giúp phản chiếu khung cảnh chân thực lên quầy bar tạo thêm chiều sâu cho không gian.
Đối với khu vực Slow Bar, các kiến trúc sư đã sử dụng gỗ thông cháy đen cho các bức tường, tương phản với quầy bar màu trắng dành cho nhân viên pha chế và ghế đen dành cho những người đam mê cà phê đối diện với bàn quầy bar, nơi họ có thể dễ dàng quan sát quy trình pha cà phê và trò chuyện với nhau.
“Toàn bộ cửa hàng được củng cố dựa trên ý tưởng tập trung. Để rồi ai cũng quan tâm và trân trọng từng ly cà phê. Quán cà phê này gợi liên tưởng đến một quý cô xinh đẹp, với những đặc điểm hấp dẫn, kín đáo nhưng lại lôi cuốn với những nét tinh tế.”
Theo các kiến trúc sư
Tách biệt để tạo sự chú ý
Khu Speed Bar và Tea Bar được tách sang một khu vực khác. Bằng thiết kế quầy pha chế có chiều dài 15m với bồn silo chứa cà phê hạt màu đồng đẹp mắt nổi bật giữa quầy, để trưng bày những hạt cà phê thực sự được sử dụng mỗi ngày. Phía trên trần nhà được lót bằng các tấm inox với 3 loại: đen, mờ và bóng để tăng thêm độ lấp lánh cho quán.
Khu vực kế đến vừa là nơi khách ngồi uống cà phê, vừa là một bảo tàng nhỏ kể câu chuyện cà phê từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Nơi đây được trang trí bằng hình vẽ của những người nông dân Thái Lan trồng cà phê hữu cơ mà Nana chọn sử dụng như một điểm nhấn đặc biệt gợi nhớ đến thương hiệu Nana.
Ghế ngồi được thiết kế theo hình dạng chữ U, xung quanh là kính để khách hàng có thể nhìn ra khu vườn bên ngoài, thay vì bàn đối diện nhau, bởi vì chủ nhân của quán muốn rằng mọi người có thể tập trung vào cốc cà phê của chính họ và tận hưởng thiên nhiên của khu vườn bên ngoài.
Khu vực thứ ba, các nhà thiết kế vẫn sử dụng phương pháp ốp inox tương tự như bên Speed Bar, cùng với hình ảnh về cách pha cà phê. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể nhìn thấy trực tiệp quá trình rang hạt cà phê thật ngay trong căn phòng này.
“Việc xây dựng một quán cà phê ngày nay không dễ dàng vì quán cà phê ngon có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, dự án này không chú trọng vào việc tạo nét đặc biệt cho tòa nhà. Vì vậy, nó đã trở thành thiết kế tự do. Vì trọng tâm của quán là uống cà phê nên kiến trúc và cảnh quan khuyến khích mọi người tập trung vào cà phê càng nhiều càng tốt. Mọi người có nhiều khả năng sẽ quay lại lần nữa khi cả cà phê và môi trường xung quanh đều dễ chịu. Công trình này đã thay đổi hoàn toàn từ hương vị cà phê sang kiến trúc bởi chủ nhân đánh giá cao sự độc lập và ngành kiến trúc.”
Theo các kiến trúc sư
Tham khảo: