Hội đồng EU đặt ra quy tắc thẩm định bắt buộc với các nhà kinh doanh cà phê

CFRR - Tin kinh tế (Người viết: Henry Lê)

Share:

15:00 04/07/2022

CFRR- Hội đồng Liên minh châu Âu đã đưa ra đề xuất đảm bảo rằng cà phê và các mặt hàng khác nhập khẩu vào EU không từ việc phá rừng.

Hội đồng Liên minh châu Âu đã đồng ý một “cách tiếp cận chung” để giải quyết nạn phá rừng toàn cầu. Đề xuất bao gồm các quy tắc thẩm định bắt buộc đối với tất cả các nhà điều hành và thương nhân đặt, cung cấp hoặc xuất khẩu cà phê từ thị trường EU, cùng với các sản phẩm khác, bao gồm ca cao, đậu nành và dầu cọ.

Hội đồng EU sẽ thiết lập một hệ thống điểm chuẩn, hệ thống này ấn định cho cả các nước châu Âu và nước ngoài mức độ rủi ro liên quan đến mất rừng (thấp, tiêu chuẩn hoặc cao). Trên thực tế, điều này có nghĩa là tăng cường giám sát đối với các quốc gia có rủi ro cao và đơn giản hóa các yêu cầu về trách nhiệm giải trình đối với các tập đoàn tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia có rủi ro thấp.

pha-rung-trong-ca-phe
Hệ thống điểm chuẩn sẽ ấn định mức độ rủi ro liên quan đến phá rừng cho cả các nước châu Âu và nước ngoài.
Ảnh: Café Gato-Mourisco.

Cơ quan này cũng đã sửa đổi định nghĩa “suy thoái rừng” có nghĩa là thay đổi cấu trúc đối với độ che phủ rừng, dưới dạng “chuyển rừng nguyên sinh thành rừng trồng hoặc đất có cây cối khác”.

“Chúng ta phải đảm bảo rằng các sản phẩm mà chúng ta tiêu thụ tại nhà không góp phần làm cạn kiệt trữ lượng rừng của hành tinh. Văn bản cập nhật mà chúng tôi đã thông qua sẽ giúp chống lại nạn phá rừng, trong Liên minh Châu Âu và cả bên ngoài Liên minh Châu Âu”, Agnès Pannier-Runacher, Bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng của Pháp cho biết. “Đây là một bước tiến quan trọng thể hiện tham vọng của chúng tôi đối với khí hậu và đa dạng sinh học”, ông nhấn mạnh.

Cà phê phụ thuộc vào nhiệt độ và lượng mưa có thể dự đoán được và do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Theo Rainforest Alliance, các địa điểm trồng cà phê ngày càng trở nên kém phù hợp và nông dân đang phải chuyển đến các khu vực có độ cao cao hơn – có khả năng là các khu vực trước đây là rừng.

Tổ chức phi lợi nhuận này tuyên bố rằng hiện có rất ít sự tham gia của các công ty và chính phủ trong việc thực thi quản trị rừng và cần có cam kết trong toàn ngành để không phá rừng.

Tập đoàn thực phẩm và đồ uống khổng lồ của Thụy Sĩ Nestlé và công ty sản xuất đồ gia dụng Unilever có trụ sở tại Anh đã cam kết trong chuỗi cung ứng của họ không có nạn phá rừng vào cuối năm 2025.