Những hiểu lầm cố hữu về cà phê hiện nay

CFRR - (Người viết: Khánh An)

Share:

8:58 27/09/2022

CFRR – (Cà phê nhập môn số 03) – Những quan niệm về cà phê được tin tưởng suốt nhiều năm thực ra không phải là sự thật

hieu-lam-ve-ca-phe-01

Cà phê là một loại thức uống giúp tỉnh táo và tăng sự tập trung được rất nhiều người ưa thích, bên cạnh những tác dụng có lợi cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh alzheimer, nâng cao sức khỏe tim mạch, nâng cao hiệu suất hoạt động của các vận động viên. Tuy nhiên vẫn có một số hiểu lầm cố hữu về tác dụng của cà phê đối với cơ thể, dẫn đến việc nhiều người còn e ngại khi chọn thưởng thức thức uống này.

Cà phê nguyên chất phải có màu đen

Thị trường cà phê rất đa dạng bao gồm những loại cà phê tẩm trộn đậu nành hoặc hóa chất, hương liệu người chưa có kinh nghiệm dễ hình thành quan niệm cà phê là phải đen, sánh đậm đọng lại trên ly giống caramel.
Tác hại của cà phê tẩm trộn
Sự thực là dựa vào mức rang cà phê sẽ có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, thêm đá có thể có màu hổ phách, hương thơm tự nhiên và màu sắc trong trẻo khi đưa lên ánh sáng.

perfectdailygrind
Màu sắc trong trẻo khi đưa lên ánh sáng – ảnh: perfectdailygrind

Cà phê rang đậm có nhiều caffeine hơn

Để xác định hàm lượng caffeine trong cà phê phải kết hợp nhiều yếu tố bao gồm giống cà phê được sử dụng, phương pháp canh tác, chế biến, mức độ xay và dụng cụ pha chế,… bột cà phê với những hạt thô cũng có thể làm giảm năng suất chiết xuất.
Không giống như mùi vị, hương thơm và màu sắc của hạt cà phê, hàm lượng caffeine được xác định là không chênh lệch quá nhiều ở các mức độ rang, rang đậm chỉ làm cho hạt cà phê bị mất nước, để đủ trọng lượng cần dùng, phải tăng thêm khối lượng cà phê đồng nghĩa với caffeine trong một lần pha cũng tăng lên, từ đó dẫn đến hiểu lầm là cà phê rang đậm có nhiều caffeine hơn cà phê rang vừa hoặc rang nhạt.

Dùng nước sôi để pha cà phê

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hương vị của ly cà phê, đặc biệt là với cà phê dùng để thưởng thức. Dựa vào phương pháp và kích thước hạt xay khác nhau sẽ có mức nhiệt phù hợp để pha chế, nhiệt độ cao khi nước sôi có thể chiết xuất ra vị chua, đắng gắt, mùi khói và cả những hương vị không mong muốn khác.
Vì vậy khi sử dụng nhiệt độ nước lý tưởng theo từng phương pháp và kích thước xay, hương thơm và mùi vị trong ly cà phê có thể được cân bằng, hạn chế những hương vị gây khó chịu.
Nhiệt độ nước pha cà phê và cảm quan hương vị

Tất cả cà phê đều có hàm lượng caffeine như nhau

Các giống cà phê đều có sự khác nhau về hàm lượng caffeine, sự khác nhau này dựa vào vị trí địa lý, khả năng canh tác, thổ nhưỡng và sự hiện diện của các gen có khả năng tích tụ caffeine trong hạt cà phê. Ví dụ robusta có hàm lượng caffeine cao gần như gấp đôi so với arabica.
Ngoài ra hàm lượng caffeine không giống nhau có thể bị ảnh hưởng từ các phương pháp và yếu tố trong chiết suất, bao gồm thời gian, nhiệt độ, áp suất, quá trình rang – xay,…
Những điều có thể bạn chưa biết về caffeine trong cà phê

Đánh răng sau khi uống cà phê chống vàng răng

Cà phê có chứa polyphenol – là một hợp chất tự nhiên có trong thực vật, còn được tìm thấy trong rượu vang, chocolate, trà đen,.. hợp chất này được chứng minh là có khả năng gây vàng răng với người có sở thích uống cà phê lâu ngày, điều này hình thành suy nghĩ đánh răng sau khi uống cà phê có thể chống ố vàng. Tuy nhiên trong cà phê chứa rất nhiều loại axit, đánh răng ngay sau khi uống có thể làm yếu răng, vấn đề ố vàng càng trở nên nghiêm trọng.  Vì vậy chỉ nên súc miệng bằng nước, nếu cần có thể đánh răng trước hoặc 30 phút sau khi uống cà phê để nước bọt cân bằng lại axit trên răng.

Cà phê không có lợi cho sức khỏe

Do những biểu hiện thường thấy sau khi uống cà phê như mất ngủ, tim đập nhanh, ợ nóng,…nhiều người hiểu lầm cà phê hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Caffeine tồn tại trong cơ thể từ 3 – 7 giờ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng sát giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên không thể phủ nhận cà phê cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ với hàm lượng an toàn và hợp lý. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê phòng ngừa bệnh đái tháo đường, parkinson, bệnh gan, thúc đẩy loại bỏ các chất gây ung thư và chống oxy hóa.

Kết luận

Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc một số hiểu lầm cố hữu về cà phê dựa vào những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy của các nhà khoa học, hy vọng mọi người không còn e ngại khi lựa chọn thưởng thức thức uống được ưa chuộng trên toàn thế giới này.

hieu-lam-ve-ca-phe-02

Nguồn tham khảo

  • Cheng, B.; Furtado, A.; Smyth, H.E.; Henry, R.J. Influence of genotype and environment on coffee quality. Trends Food Sci. Technol. 2016, 57, 20–30 
  • Perrois, C.; Strickler, S.R.; Mathieu, G.; Lepelley, M.; Bedon, L.; Michaux, S.; Husson, J.; Mueller, L.; Privat, I. Differential regulation of caffeine metabolism in Coffea arabica (Arabica) and Coffea canephora (Robusta). Planta 2015, 241, 179–191
  • Addy M, Mahdavi SA, Loyn T. Dietary staining in vitro by mouth rinses as a comparative measure of antiseptic activity and predictor of staining in vivo. J Dent 1995;23(02):95–99
  • Watts A, Addy M. Tooth discolouration and staining: a review of the literature. Br Dent J 2001;190(06):309–316. 
  • Mathew S, Luke AM, Walia T, Masri AG, Jamal H, Pawar AM. Effect of fruit juices and other beverages on loss of tooth structure. Pesq Bras Odontoped Clin Integr 2018;18(01):e3888
  • van Dam, R.M., and Hu, F.B. 2005. Coffee consumption and risk of type 2 diabetes: a systematic review. JAMA. 294:97–104.
  • Ascherio, A., and Chen, H. 2003. Caffeinated clues from epidemiology of Parkinson’s disease. Neurology., 61:S51–S54.
  • La Vecchia, C. 2005. Coffee, liver enzymes, cirrhosis and liver cancer. J. Hepatol., 42:444–446
  • Huber, W.W., Prustomersky, S., Delbanco, E. et al. 2002. Enhancement of the chemoprotective enzymes glucuronosyl transferase and glutathione transferase in specific organs of the rat by the coffee components kahweol and cafestol. Arch. Toxicol., 76:209–217.

Bài viết liên quan

Tương lai nào cho việc rót cà phê thủ công?

Mục lục bài viếtCà phê nguyên chất phải có màu đenCà phê rang đậm có nhiều...

Jacu Bird Coffee – Một trong những loại cà phê hiếm và đắt nhất thế giới

Mục lục bài viếtCà phê nguyên chất phải có màu đenCà phê rang đậm có nhiều...

Hoa Kỳ có sản xuất được cà phê không?

Mục lục bài viếtCà phê nguyên chất phải có màu đenCà phê rang đậm có nhiều...

Ca đánh sữa Kruve Create 

Mục lục bài viếtCà phê nguyên chất phải có màu đenCà phê rang đậm có nhiều...