Bí ẩn nào làm nên sự khác biệt trong văn hoá cà phê ở Nhật Bản?

Jenny

Share:

8:07 27/03/2023

CFRR– Văn hoá cà phê ở Nhật Bản có nhiều điều khác biệt nhờ vào việc phát triển phương pháp pha và cách thưởng thức độc đáo của riêng họ.

Khi nhắc đến Nhật Bản, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Có lẽ không phải là cà phê. Thật vậy, đất nước này nổi tiếng với truyền thống trà đạo. Tuy nhiên, bạn có biết Nhật Bản là quê hương của một trong những nền văn hóa cà phê thú vị nhất thế giới.

Cà phê không chỉ là thức uống tăng lực mà nó còn là khía cạnh độc đáo của nhiều nền văn hoá khác nhau. Cà phê Nhật Bản tạo ra một trải nghiệm rất khác so với bất kỳ loại cà phê nào bạn từng uống.

Vậy điều gì làm cho văn hoá cà phê Nhật Bản trở nên khác biệt? Mời bạn tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
‘Cà phê’ trong tiếng Nhật là コーヒー (kōhii). Ảnh: Getty Images

Sơ lược lịch sử

Không ai biết chính xác cà phê được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào, nhưng có lẽ những hạt cà phê đầu tiên được các thương nhân Hà Lan mang sang từ thế kỷ 17 để sử dụng tại điểm giao dịch của họ ở Dejima, gần Nagasaki. Lúc bấy giờ, việc tiếp xúc với người nước ngoài bị hạn chế nghiêm ngặt.

Sau khi thời kỳ cô lập kết thúc và nhường chỗ cho sự phục hồi của Minh Trị, cà phê dần bắt đầu được nhập khẩu. Uống cà phê đã trở thành mốt trong giới trí thức và tầng lớp trung lưu cũng như thượng lưu nhưng vẫn còn là một thứ hiếm.

Mãi cho đến sau hai cuộc thế chiến và tự do hoá nhập khẩu vào năm 1960, Nhật Bản mới bắt đầu trờ thành một quốc gia tiêu thụ cà phê lớn. Quán cà phê đầu tiên, Kahiichakan, được mở vào năm 1888 tại Tokyo. Ngày nay, xứ sở hoa anh đào hiện là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ ba (450 nghìn tấn mỗi năm) và là một trong bảy thị trường bán lẻ cà phê hàng đầu thế giới, theo số liệu của Euromonitor.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Ảnh: Seattlecoffeegear

Kissaten: quán cà phê truyền thống của Nhật Bản

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nói về văn hoá cà phê Nhật Bản mà không nhắc đến kissaten, đây là một kiểu quán cà phê truyền thống lấy cảm hứng từ các phòng khách mang phong cách Pháp.

Theo thời gian, kissaten, với hình thức độc đáo, đã trở thành một nơi thưởng thức cà phê truyền thống của Nhật Bản: đồ uồng nóng hổi và một lát bánh ngọt bên âm nhạc du dương. Kissaten lâu đời nhất có thể tìm thấy ở quận Ginza, Tokyo, được mở cửa vào những năm 1911.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Ảnh: Yosshi (Flickr)

Những quán cà phê này có không gian khá nhỏ nhưng lại rất ấm cúng. Vì khác hẳn với các chuỗi cà phê lớn, các món đồ nội thất ở đây được bài trí theo sở thích của chủ sở hữu.

Và điểm nhấn cuối cùng chính là âm nhạc. Là nơi có bầu không khí thư giãn, nên khi bước vào kissaten, bạn sẽ nghe thấy tiếng nhạc jazz và bossa nova vang lên. Đối với người Nhật, đây là một trong những điểm đến giúp họ xua tan sự hối hả và tất bật của thành phố, tìm lại sự yên tĩnh đúng nghĩa.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Ảnh: Eraofwe

Ở Nhật Bản, cà phê thủ công được pha như thế nào?

Các bậc thầy cà phê ở Nhật Bản trong lịch sử đã phản đối máy pha espresso. Cà phê pha bằng máy không được coi là sản phẩm thủ công. Hai kỹ thuật pha truyền thống của Nhật Bản hiện đang được các quán cà phê thuộc làn sóng thứ ba trên toàn thế giới áp dụng đó là phương pháp pha lạnh độc đáo syphon và phương pháp pour-over.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Dụng cụ pha cà phê syphon. Ảnh: Gurunavi

Thay vì ngâm cà phê xay trong nước lạnh đến mười tiếng như cách pha lạnh truyền thống, phương pháp của Nhật Bản là pha cà phê nóng trực tiếp trên đá viên. Cà phê nhỏ giọt từ từ và ngay lập tức chạm vào những viên đá, vì thế nó được làm lạnh nhanh chóng.

Đối với phương pháp pour-over, người pha chế sẽ rót nước nóng từ từ vào cà phê mới xay, cà phê được chiết xuất ra và chảy xuống bình đựng bên dưới. Qua đó, cà phê sẽ cho ra nhiều hương vị nguyên chất tuyệt vời.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Pha cà phê bằng phương pháp pour-over. Ảnh: Gurunavi

Máy bán hàng tự động xuất hiện khắp nơi

Cà phê đóng hộp được phát minh vào những năm 1960, sau đó một thập kỷ là sự xuất hiện của các máy bán hàng tự động. Ở một đất nước hiện đại như Nhật Bản, những loại máy này gần như có mặt ở khắp nơi.

Bạn cũng dễ dàng đoán được, trong mỗi máy bán hàng tự động đều có những lon cà phê. Tuy nhiên điều độc đáo ở đây là bạn có thể chọn cà phê đóng hộp nóng và lạnh. Vậy, liệu cà phê đóng lon có thuộc về “văn hoá cà phê” hay không? Trên thực tế, chính người Nhật đã phát minh ra loại cà phê đóng lon đầu tiên, đủ để chứng tỏ rằng họ yêu cà phê đến nhường nào.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Máy bán hàng tự động trên một con phố ở Shinjuku, Tokyo. Ảnh: BLOOMBERG

Cách phục vụ cà phê ở Nhật Bản

Nếu bạn gọi một cốc cà phê ở Nhật Bản, bạn sẽ nhận thấy điều “bất thường” trong cách phục vụ. Ở Nhật, tay cầm cốc cà phê thường được đặt ở bên trái với muỗng ở phía trước buộc những người thuận tay phải phải xoay cốc 180 độ để cầm lên. Vì sao lại như vậy?

Câu trả lời đó là nó giúp thuận tiện khi cho đường. Tay cầm bắt đầu từ bên trái để khách hàng có thể giữ cốc cố định bằng tay trái trong khi khuấy đường bằng tay phải. Sau đó, khách hàng xoay tay cầm theo chiều kim đồng hồ để tay phải dễ dàng cầm lấy tay cầm và bắt đầu thưởng thức.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Ảnh: Japanesefoodguide

Cùng với đó, có một số quy tắc xã giao mà bạn cần lưu ý khi uống cà phê ở Nhật như: muỗng không được để lại trong ly sau khi khuấy mà phải đặt lại trên đĩa; không uống khi thức ăn còn trong miệng; cà phê được uống theo từng ngụm nhỏ. Nếu bạn đang uống cà phê với sữa, chiếc đĩa được đặt trên bàn và ly được đưa lên miệng bằng tay phải; nếu không có sữa, chiếc đĩa sẽ được cầm ở tay trái. Bạn không nên thò ngón tay qua quai cốc và không đẩy ngón tay út ra. Bánh quy và các món tráng miệng khác không được nhúng vào cà phê.

van_hoa_ca_phe_nhat_ban
Ảnh: Dearjapanese

Phần kết

Khí hậu ở đất nước mặt trời mọc không cho phép trồng cà phê. Thế nhưng, điều đó không ngăn cản được ngành cà phê phát triển và vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng thế giới.

Chính tình yêu đối với cà phê, Nhật Bản đã phát triển các phương pháp pha chế và thưởng thức đồ uống thơm ngon của riêng mình, tạo nên một nét văn hoá khác biệt mà chắc hẳn rằng, bất cứ ai một lần ghé đến cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội được trải nghiệm nét độc đáo này.

Tham khảo

eraofwe.com

japanesefoodguide.com

itsyourjapan.com

Bài viết liên quan

Những điểm đến cà phê hấp dẫn nhất trên thế giới

CFRR– Phong cách thưởng thức và nền văn hoá cà phê đặc biệt ở một số...

Những quy tắc thú vị trong văn hoá thưởng thức cà phê ở Ý

CFRR– Văn hoá thưởng thức cà phê ở Ý là những nghi thức luôn được giữ...

Sài Gòn, Huế hay Hà Nội, cứ uống cà phê và an hưởng phút giây này

Chọn nuốt những giọt đắng đậm để hồi nhớ quá khứ vàng son, chọn vị chát...

Dinh độc lập qua góc nhìn mới của một genZ

CFRR – Dinh Độc lập trong mắt người trẻ là một công trình kiến trúc đẹp...