Tác hại khi sử dụng cà phê tẩm trộn

CFRR - (Người viết: Khánh An)

Share:

9:10 22/09/2022

CFRR – (Cà phê nhập môn – số 02) – Cà phê tẩm trộn là gì, tẩm trộn cà phê ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

CPNM2 x2 01
Tác hại của cà phê tẩm trộn. Ảnh: Coffeerary
CPNM2 x2 02
Biểu hiện sau khi uống cà phê tẩm trộn.

Thời kỳ khó khăn năm 1975 – 1986 ngoài nhà nước và các tổ chức tập thể, người dân không được phép mua bán, trao đổi, vận tải những mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm. Khi ấy, cà phê là một mặt hàng chiến lược mà nhà nước độc quyền xuất khẩu, cà phê lưu chuyển bên ngoài đều bị coi là hàng lậu. Từ đó, người ta nghĩ đến việc trộn, rang các nguyên liệu được cho là giống cà phê nhất để đáp ứng nhu cầu được sử dụng của người dân.

Tẩm trộn cà phê là gì?

Ban đầu người ta tận dụng trộn những hạt vỡ, xấu vì giá thành rẻ và dễ được bỏ qua ở trạm kiểm soát thành dạng cà phê thứ hạng. Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng trong khi nguồn cung vẫn thấp hình thức trộn cà phê cùng một số nguyên liệu tự nhiên khác như bắp, đậu nành, ngũ cốc,… thậm chí không có thành phần cà phê, sau đó tẩm các hương liệu tạo độ sánh, hương thơm được áp dụng nhằm bảo toàn lợi nhuận và thay thế cho sự khan hiếm của cà phê nguyên chất. Các nguyên liệu trộn hình dạng không đồng đều, người ta chọn mức rang đen đậm đưa cà phê sau khi rang xay về màu sắc đồng nhất. Vô tình hình thành quan điểm cà phê phải đen, sánh đậm.

ca-phe-tam-huong-lieu
Cà phê tẩm hóa chất đen và đặc sệt – Ảnh: vietnamnet

Nguyên nhân cà phê tẩm trộn vẫn tồn tại đến ngày nay.

Do biến động xã hội vẫn tiếp tục diễn ra, điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn và thói quen sử dụng cà phê của người Việt Nam đã duy trì từ khi còn là thuộc địa của Pháp, cà phê sớm trở thành một sở thích khó bỏ, mặt hàng cà phê tẩm trộn dù biết hoặc không người dân vẫn dễ dàng chấp nhận chúng với mức giá cạnh tranh.

Tẩm trộn nguyên liệu vào cà phê giúp các nhà sản xuất có thể đồng nhất chất lượng các mẻ cà phê rang một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc tẩm trộn cũng giúp làm giảm giá thành sản xuất do sử dụng những hạt cà phê xanh, sâu mọt, kém chất lượng. Lúc này hương vị bạn uống là từ hương liệu chứ không phải từ cà phê.

Những vị béo từ bơ, hương liệu chocolate, dừa, khoai môn, nước mắm và hậu vị đắng trở thành khẩu vị quen thuộc và được ưa chuộng, từ đó hình thành thói quen sử dụng và quan điểm sai lầm về cà phê.

Tác hại khi sử dụng cà phê tẩm trộn.

Cà phê tẩm trộn rang với rất nhiều hóa chất khác nhau như CMC tạo độ sánh, chất tạo bọt có trong xà phòng, đường hóa học, thuốc ký ninh hay tanin tạo vị đắng,… cùng với mức rang cháy đen khó xác định do công nghệ đo lường, kiểm soát thời gian – nhiệt độ rang lúc đó chưa tiên tiến đã biến cà phê thành than, tro (CO2) hoặc chất độc.

Tìm hiểu thêm: Biến đổi hóa học trong quá trình rang cà phê

Biểu hiện dễ thấy nhất sau khi uống cà phê tẩm trộn là khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt thường bị hiểu nhầm là say cà phê, sự thật là đang bị ngộ độc ở mức nhẹ. Khi sử dụng cà phê tẩm trộn thường xuyên trong một thời gian dài gây áp lực lên hệ bài tiết như gan, thận,… làm yếu hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến các bệnh khó chữa như suy gan, suy thận hoặc ung thư (Lukac và cộng sự, 2007; Summa và cộng sự, 2007; Gokmen và Senyuva, 2006).

hat-ca-phe-khet
Cà phê đã bị cháy thành than, có thể gây ung thư – Ảnh: roasters.space

Kết luận

Tóm lại, cà phê tẩm trộn hương liệu và các chất hóa học không rõ nguồn gốc là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Với thị trường đa dạng chủng loại cà phê như hiện nay mọi người hãy tìm hiểu thêm thông tin để nhận biết chất lượng cà phê và lựa chọn sản phẩm cà phê an toàn cho sức khỏe.

Ghi chú: Bài viết này chỉ đề cập tác hại của cà phê được tẩm trộn từ hóa chất. Những sản phẩm cà phê được tẩm bằng các nguyên liệu tự nhiên để tạo ra hương vị độc đáo riêng của từng thương hiệu không phải là đối tượng của bài viết này.

Nguồn tham khảo

  • Lukac H, Amrein TM, Perren R, Conde-Petit B, Amado R, Escher F. 2007. Influence of roasting conditions on the acrylamide content and the color of roasted almonds. J. Food Sci. 72(1):C33-C8. 
  • Summa CA, de la Calle B, Brohee M, Stadler RH, Anklam E. 2007. Impact of the roasting degree of coffee on the in vitro radical scavenging capacity and content of acrylamide. Food Sci. Technol. 40(10):1849-54.
  • Gokmen V, Senyuva HZ. 2006. Study of colour and acrylamide formation in coffee, wheat flour and potato chips during heating. Food Chem. 99(2):238-43.

Bài viết liên quan

Tương lai nào cho việc rót cà phê thủ công?

Mục lục bài viếtTẩm trộn cà phê là gì?Nguyên nhân cà phê tẩm trộn vẫn tồn...

Jacu Bird Coffee – Một trong những loại cà phê hiếm và đắt nhất thế giới

Mục lục bài viếtTẩm trộn cà phê là gì?Nguyên nhân cà phê tẩm trộn vẫn tồn...

Hoa Kỳ có sản xuất được cà phê không?

Mục lục bài viếtTẩm trộn cà phê là gì?Nguyên nhân cà phê tẩm trộn vẫn tồn...

Ca đánh sữa Kruve Create 

Mục lục bài viếtTẩm trộn cà phê là gì?Nguyên nhân cà phê tẩm trộn vẫn tồn...